Đường hóa học - Con dao 2 lưỡi


 

Đi đường đèn đỏ phải ngừng

Gặp đường nhân tạo phải dừng chân luôn

Ai ơi xin chớ nói suôn

Đường nào cũng thế, hãy buông cho lành...

 

Đường nhân tạo có rất nhiều cái tên "mỹ miều" như chất tạo ngọt nhân tạo, đường ăn kiêng, đường thuốc, đường bắp... Nhưng cái tên từ lâu đời nay ông bà ta thường hay dùng đã nói đúng bản chất của loại đường này nhất - đó chính là đường hóa học.

Đường hóa học là những chất tổng hợp có vị ngọt gấp vài chục cho đến vài chục ngàn lần so với đường mía thông thường chúng ta hay dùng. Đường hóa học được dùng làm ngọt trong ngành công nghiệp thực phẩm chế biến để hạ giá thành sản phẩm tối đa vì chi phí rẻ hơn nhiều nếu dùng đường mía và được cho là dành cho người ăn kiêng và người bệnh tiểu đường vì không làm tăng cân và không làm tăng đường huyết - nhưng sự thật thì ngược lại...

Đường hóa học không phải là đường thiệt nên không có calories và không làm tăng insulin khi dùng, nên người thừa cân, béo phì và bệnh nhân tiểu đường thường được khuyên có thể dùng là vì vậy. Nhưng dựa vào những bằng chứng khoa học gần đây, người thừa cân, béo phì và người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên lạm dụng các loại đường hóa học vì 3 lý do chính sau đây:

1. Đường hóa học không thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt như đường thật. Bởi vì nó không thỏa mãn cơn thèm, cho nên bạn sẽ luôn có cảm giác thèm đồ ngọt. Khi bạn không tự chủ được cơn thèm thì bạn sẽ dễ tìm đến các loại đồ ăn ngọt thật, và vì thế bạn sẽ bị tăng cân, tăng đường huyết.

2. Theo nghiên cứu khoa học, đường hóa học gây nghiện vì nó có tác dụng vào hệ thần kinh khoái lạc y như đường thật. Nói cách khác, bộ não biết nó không phải là đường thật và não vẫn muốn đường thật, cho nên não sẽ khiến cho cơ thể đi tìm đường thật và làm cho ta luôn cảm giác bị đói, bị thèm ăn.

3. Theo nghiên cứu của Trường Đại Học Texas Health Sciences, những người dùng đường hóa học sẽ bị bụng bự. Kết quả cho thấy rằng số người dùng đường hóa học bị bụng bự 70% nhiều hơn so với người không dùng.

Gần đây lại có nhiều nghiên cứu cho thấy, đường hóa học có thể làm chết các vi khuẩn có lợi trong đường ruột (probiotic) từ đó làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.

Tóm lại, bạn không nên dùng đường hóa học vì nhiều lý do nêu trên. Nếu thật sự phải dùng đường hóa học vì bạn đang bị thừa cân, béo phì hay bị tiểu đường thì hãy hết sức thận trọng, dùng thật ít, tránh lạm dụng vì chúng có thể làm cho những vấn đề sức khỏe hiện có của bạn càng bị trầm trọng thêm.

Khi bạn đang ăn Thin (ăn uống theo chương trình DrThin của Mỹ) để giảm cân (khi bị thừa cân, béo phì) và ổn định đường huyết (khi bị tiền tiểu đường hay tiểu đường) thì cũng được DrThin tư vấn không nên dùng đường hóa học, trừ những trường hợp "bất khả kháng" như ở người nghiện cà phê, nếu không có 1 ly cà phê buổi sáng thì cả ngày không thể làm gì được thì bạn có thể uống 1 ly cà phê với một ít đường hóa học, nhưng hãy luôn nhớ là không nên lạm dụng đường họa học như đã nói ở trên.

 

Tại Mỹ, hiện tại FDA vẫn còn cho lưu hành 5 loại đường hóa học sau đây:

1. ASPARTAM: ngọt gấp 180 lần đường thông thường, được dùng trong hơn 6000 sản phẩm từ món tráng miệng, sữa chua, kẹo bánh và gia vị

 

 

2. ACESULFAMI KALI: ngọt hơn đường 200 lần, được dùng trên 4000 sản phẩm

 

 

3. SACCHARIN: ngọt hơn đường 200 lần. Nó được dùng trên 4000 sản phẩm

 

 

4. SUCRALOSE: ngọt hơn đường gấp 600 lần và được chế biến từ đường thật. Đây là loại đường hóa học ít độc hại nhất trong những chất ngọt hóa học độc hại

 

 

5. NEOTAME: có độ ngọt kinh khủng, từ 7,000 đến 13,000 lần ngọt hơn so với đường thường

 

 

Ngoài ra, gần đây trên thị trường còn có đường cỏ ngọt Stevia có vị ngọt gấp 250 lần đường thường và được chiết xuất từ cây cỏ ngọt Stevia Rebaudina hay còn gọi là lá ngọt, lá mật, lá đường được cho là có tính ưu việt hơn các loại đường hóa học khác vì có tính tự nhiên

(Ảnh minh họa)

 

Hotline
Vào học ngay CLICK HERE